BƠM NƯỚCTHẢI HOMA ĐỨC

HOMA - Xây dựng và phát triển

Với hơn 60 năm xây dựng, phát triển và không ngừng cải tiến trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất máy bơm chìm, máy sục khí chìm và máy khuấy chìm. Đến nay  máy bơm chìm,máy sục khí chìm và máy khuấy chìm Homa đã đạt đến đỉnh cao về hiệu suất dòng chảy, chất lượng và về vật liệu chế tạo. Sản phẩm của Hãng mang tính toàn cầu vì nó đáp ứng được yêu cầu của mọi công trình cấp, thoát nước và xử lý nước thải trên toàn Thế giới với yêu cầu nghiêm ngặt nhất.

Sản phẩm chuyên dụng chất lượng cao - sản xuất tại Đức
Mỗi sản phẩm của Homa đều được thiết kế, chế tạo trên một dây chuyền công nghệ tự động tập trung tại Neunkirchen - Seelscheid - Đức. HOMA đã ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong khâu thiết kế; việc sản xuất, kiểm soát chất lượng đến từng chi tiết để đảm bảo mỗi sản phẩm đều vận hành lâu bền, có độ tin cậy cao và chất lượng tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe của từng khách hàng


    Hướng dẫn sử dụng bơm nước thải hiệu HOMA – Đức
    I.Kiểm tra các điểm sau đây khi tiếp nhận máy bơm

    1.Có đúng với máy bơm mà bạn đặt không, kiểm tra mác máy bơm các thông số kĩ thuật cột áp(HEAD), lưu lượng xả(QUANT), vận tốc(SPEED) điện áp và dòng điện,tần số động cơ
    2.Kiểm tra xem có hỏng vỡ trong quá trình vận chuyển không, có bu lông đai ốc nào bị hỏng không
    3.Kiểm tra tất cả các phụ tùng kèm theo có được giao đầy đủ không
    II.Lắp đặt
    1.Kiểm tra các vấn đề trước khi lắp
    Đo độ cách điện: Đối với động cơ và cáp(ngoại trừ cáp cấp điện) chìm trong nước, sử dung đồng hồ đo để đo độ cách điện giữa tưng pha với đất, giữ cáp cấp cách điện khỏi mặt đất, đồng hồ đo cách điện phải  ≥ 20 MΏ 
    2.Lắp đặt bơm


    -Nối một sợi dây sích hoặc một sợi dây thừng vào móc treo của bơm và thả bơm, không được kéo cáp của bơm trong bất kì một trường hợp nào
    -Máy bơm phải được lắp đặt thẳng đứng,trên một bệ chắc chắn, nơi có ít dung động nhất.Tuyệt đối không được vận hành bơm trong điều kiện khô hoặc nước không ngặp hết bơm
    -Nếu trong bể có dòng chảy ta chú ý lắp giá đỡ ống cho phù hợp(hình 1), lắp đặt ống sao cho không khí 
    không thể bị tắc, đường ống phải có van xả khí khi lắp đặt mà không tránh được hiện tượng đó
    -Không cho phép cuối đường ống xả chìm trong nước vì xảy ra hiện tượng chảy ngược khi tắt bơm, các bơm không có hệ thống phao gắn kèm khi vận hành phải thường xuyên theo dõi mực nước, không vận hành bơm trong thời gian dài khi nước gần mực nước tối thiểu, ta có thể lắp đặt hệ thống phao cắt trong tủ điện như (hình 2)
    - Đối với các bơm có phao tự động khi lắp bơm càn phải lưu ý không đẻ phao chạm vào đường ống hoặc dây điện của bơm vì khi công tắc phao chưa đóng ta không thể vận hành được bơm, các bơm sẽ kết hợp sự vận hanhg với nhau như (hình 3)
    3.Lắp đặt đi dây điện
    - Nối dây phải thất chặt chẽ đảm bảo đúng quy trình nếu không bơm sẽ không hoạt động
    - Không được để đầu cáp trong nước, mối nối phải được đổ keo chống thấm nếu đặt trong nước hoặc tuyệt đối không nên đặt chỗ nối trong nước
    - Buộc dây cáp sát ống bằng dây thít không nên cuôn cáp khi dây thừa chánh hiên tướng nóng cáp tại nơi cuộn
    - Phải chú ý đấu nối tiếp địa thật cẩn, không được đấu tiếp địa với nguồn. Dùng attomat ngắn mạch để tránh sự nguy hiểm của hiện tượng sốc
    III.Vận Hành

    -Trước khi vận hành ta kiểm tra lại cách điện như lúc đầu
    - Kiểm tra mực nước, không cho vận hành máy tại mực nước thấp hoặc trong điều kiện khô trong thời gian dài như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của bơM
    - Vận hành thử 2 hoặc 3 lần trong thời gian ngắn đẻ thử hoạt động của bơm và để kiểm tra dòng không tải của nó, đối với loại bơm có phao ta cần nầng phao lên 
    Kiểm tra áp suất, lưu lượng, điện áp, dòng điện và các thông số kỹ thuật khác. Các chỉ số khác thường có thể báo hiệu sự cố. Hãy tham khảo phần Giải quyết sự cố và khắc phục càng sớm càng tốt.
    1.Kiểm tra hàng ngày
    (1) Kiểm tra cường độ dòng điện và dao động của thiết bị đo am pe hàng ngày. Nếu dao động của am pe kế lớn, mặc dù trong giới hạn định mức của máy bơm thì có thể có vật lạ làm kẹt máy bơm. Nếu lượng nước xả đột nhiên giảm xuống thì có thể đã có vật lạ làm tắc đường ống hút.
    2. Kiểm tra thường xuyên
    (1) Kiểm tra hàng tháng.
    Đo độ cách điện. Giá trị này phải lớn hơn 1mê ga ôm. Nếu điện trở bắt đầu giảm nhanh mặc dù chỉ số lúc đầu là trên 1 mê ga ôm, điều này có thể báo hiệu sự cố và cần phải sửa chữa ngay.
    (2) Kiểm tra hàng năm
    Tuổi thọ của vòng đệm cơ khí có thể kéo dài bằng việc thay dầu trong khoang đệm kín cơ khí mỗi năm một lần. Nước bị lẫn với dầu hoặc miếng vải thử dầu bẩn là biểu hiện của vòng đệm kín cơ khí bị hỏng cần phải thay thế. Khi thay dầu, đặt máy bơm nằm trên phía cạnh của nó với nút đổ dầu ở phía trên như
    Hình vẽ 8.


    Đối với động cơ trên 5.5 kW, đổ đầy dầu tuốc bin số 32(ISO VG-32) cho đến khi nó chảy tràn. Đối với động cơ nhỏ hơn 3.7kW đổ dầu với số lượng được chỉ định trong Bảng 1.
    (3) Kiểm tra với chu kỳ 3 đến 5 năm.
    Thực hiện công việc đại tu máy bơm. Chu kỳ này sẽ ngăn ngừa khả năng xảy ra sự cố trong tương lai. Các chi tiết cần phải thay thế Thay thế các chi tiết phù hợp khi xuất hiện các tình trạng sau đây
    4.Đề phòng khi vận hành bị gián đoạn
    (1) Nếu vận hành bị gián đoạn trong thời gian dài mà
    bơm chìm trong nước, thì thỉnh thoảng phải đo độ
    cách điện của động cơ. Nếu độ cách điện là bình
    thường thì vận hành máy bơm để tránh bị rỉ ở các
    bộ phận quay. 
    IV. Xử lý sự cố
    Sự cố
    Nguyên nhân
    Biện pháp giải quyết
    Không khởi động được
    Chạy nhưng dừng ngay lập tức
    (1) Mất điện
    (2) Có sự khác biệt lớn giữa nguồn
    điện và điện áp.
    (3) Sụt điện áp đáng kể.
    (4) Đấu sai pha của động cơ
    (5) Đấu nối mạch điện sai
    (6) Nối sai mạch điều khiển
    (7) Nổ cầu chì
    (8) Công tắc từ sai
    (9) Mực nước không ở mức phao chỉ
    định
    (10) Phao không ở mực nước phù
    hợp
    (11) Phao không hoạt động
    (12) Áp tô mát ngắn mạch hoạt động
    (13) Có vật lạ làm tắc bơm
    (14) Cháy động cơ
    (15) Ổ trục động cơ hỏng
    (1)~(3) Liên hệ với công ty điện lực và
    đề ra giải pháp
    (4) Kiểm tra điểm đấu và công tắc từ
    (5) Kiểm tra mạch điện
    (6) Đấu lại dây cho đúng
    (7) Kiểm tra và thay đúng loại cầu chì
    (8) Thay đúng loại công tắc từ
    (9) Nâng cao mực nước
    (10) Di chuyển phao tới mức nước khởi
    động thích hợp
    (11) Sửa chữa hoặc thay thế
    (12) Sửa đổi vị trí ngắn mạch
    (13) Làm sạch rác bẩn,vật lạ
    (14) Sửa chữa hoặc thay thế
    (15) Sửa chữa hoặc thay thế
    Vận hành nhưng máy bơm dừng
    sau một thời gian chạy
    (1) Việc vận hành khô kéo dài làm
    cho thiết bị bảo vệ động cơ hoạt
    động và làm dừng máy bơm
    (2) Nhiệt độ nước cao làm thiết bị
    bảo vệ động cơ hoạt động và làm
    dừng máy bơm
    (1) Nâng cao mực nước dừng bơm
    (2) Làm giảm nhiệt độ nước
    Máy bơm không chạy
    Lưu lượng nước không đạt
    (1) Đảo ngược chiều quay
    (2) Sụt điện áp đáng kể
    (3) Vận hành máy bơm 60Hz ở tần
    số 50Hz
    (4) Cột áp xả cao
    (5) Tổn thất trên đường ống lớn
    (6) Mực nước vận hành thấp gây nên
    tình trạng hút khí vào
    (7) Rò rỉ đường ống xả
    (8) Tắc đường ống xả
    (9) Có rác trong ống hút
    (10) Có rác làm tắc máy bơm
    (11) Mòn cánh bơm
    (1) Chỉnh đúng chiểu quay (xem mục 2,
    (3) phần Vận hành)
    (2) Liên hệ với công ty điện lực và đề ra
    giải pháp
    (3) Kiểm tra nhãn mác bơm
    (4) Tính toán lại và điều chỉnh
    (5) Tính toán lại và điều chỉnh
    (6) Nâng cao mực nước hoặc hạ cốt máy
    bơm
    (7) Kiểm tra, sửa chữa
    (8) Lấy rác ra
    (9) Lấy rác ra
    (10) Tháo bơm và lấy rác ra
    (11) Thay cánh bơm
    Quá dòng
    (1) Dòng điện và điện áp mất cân
    bằng
    (2) Sụt điện áp đáng kể
    (3) Đấu sai pha của động cơ
    (4) Vận hành bơm 50Hz ở tần số
    60Hz
    (5) Ngược chiều quay
    (6) Cột áp thấp. Vượt quá lưu lượng
    nước
    (7) Có rác làm tắc bơm
    (8) Ổ trục động cơ bị mòn hoặc bị
    hỏng
    (1) Liên hệ với công ty điện lực và đề ra
    giải pháp
    (2) Liên hệ với công ty điện lực và đề ra
    giải pháp
    (3) Kiểm tra điểm đấu và công tắc từ
    (4) Kiểm tra nhãn mác máy bơm
    (5) Chỉnh đúng chiều quay (xem
    mục 2(3) phần Vận hành)
    (6) Thay bơm có cột áp thấp hơn
    (7) Tháo bơm và lấy rác ra
    (8) Thay ổ trục
    Bơm bị rung, vượt quá độ ồn cho
    phép
    (1) Ngược chiều quay
    (2) Bơm bị tắc
    (3) Đường ống có tiếng dội
    (4) Van chặn bị đóng quá chặt
    (1) Chỉnh lại chiều quay
    (2) Tháo bơm và lấy rác ra
    (3) Cải tạo đường ống
    (4) Mở van chặn


    V.Tháo bơm và lắp ráp:

    1. Tháo bơm
    Khi tháo bơm hãy chuẩn bị một tấm bìa các tông hoặc gỗ dán để đặt các chi tiết khác nhau lên đó. Không chồng các chi tiết lên nhau. Chúng phải được sắp xếp ngăn nắp thành hàng. Khi vòng chữ O và gioăng không dùng lại được nữa sau khi tháo ra thì phải có sẵn các gioăng thay thế.
    Tháo bơm theo trật tự, tham khảo bản vẽ mặt cắt. Cần phải chắc chắn là đã ngắt điện trước khi bắt đầu tháo bơm.
    (1) Tháo bu lông vỏ bơm (120-3), nâng động cơ lên (800) và tháo vỏ máy bơm ra.
    (2) Tháo bu lông đầu trục (125) và cánh bơm (021).
    (3) Tháo nút đổ dầu (193) và tháo hết dầu ra.
    (4) Tháo bu lông vỏ trung gian (120-4) và vỏ trung gian (005). (Hãy nhớ là bất cứ loại dầu nhờn nào còn lại trong khoang vòng đệm cơ khí sẽ chảy ra ngoài)
    (5) Tháo nhẹ nhàng vòng đệm cơ khí (111), cẩn thận không để xước mặt trượt của trục động cơ.
    2. Lắp ráp
    Lắp lại máy bơm theo trình tự ngược lại với tháo bơm. Hãy chú ý các điểm sau đây:
    (1) Khi lắp lại bơm quay cánh bơm bằng tay và kiểm tra xem nó có quay trơn tru không. Nếu nó quay không trơn thì thực hiện lại các bước 3) đến 5).
    (2) Sau khi hoàn thành bước 1) của việc lắp lại bơm, quay cánh bơm bằng tay từ phía miệng hút và kiểm tra để nó có thể quay trơn tru và không chạm vào nắp hút trước khi vận hành máy bơm. Hãy mua gioăng tròn, gioăng và các chi tiết khác từ cửa hàng bán bơm. Bảng kích thước được ghi rõ ở phần “Bảo dưỡng”.
    Phòng Kinh Doanh: Nguyễn Đăng Nam  Sđt:0980676804
    Gmail:namquangminh12@gmail.com

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét